Học cách xông hơi giải cảm tại nhà đúng chuẩn, dễ làm

Phương pháp nồi xông giải cảm đã được dân gian áp dụng lâu đời để chữa cảm mạo giai đoạn đầu nhờ tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

>Nâng cao sức khoẻ cho cả gia đình khi thời tiết chuyển mùa

Cách nấu nước lá xông hơi 

Các loại lá để nấu nồi nước xông hơi thường có mùi thơm, lá tươi thì tốt hơn. Thường dùng lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Mỗi lần dùng 5-10 loại lá tùy điều kiện, tổng lượng khoảng 600 – 1.000 gam.

Nồi nước lá xông hơi giải cảm tại nhà

Lá rửa sạch, cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước. Dùng lá chuối tươi phủ kín miệng nồi trước khi đậy nắp, cần thiết thì dùng vật nặng đè lên nắp nồi để giữ hơi. Đun sôi khoảng 10 phút. Đặt nồi xông ở nơi thật kín gió, mang theo khăn sạch, đũa.

Cách xông hơi giải cảm bằng lá tại nhà

– Người bệnh cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người và nồi xông. Nồi xông đặt trước mặt người xông.

Đầu ngẩng và nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt. Dùng đũa mở nồi nước từ từ cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Có thể dùng đũa vạch lá cho hơi thoát ra.

Chùm chăn kín khi xông hơi giải cảm bằng lá

– Khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông. Thời gian xông thường 10-20 phút.

– Lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, mặc quần áo sạch.

– Uống một cốc nước (trà, đường, chanh…) nóng.

Một số điều cần lưu ý khi xông hơi giải cảm

Bà bầu không nên xông hơi giải cảm bằng lá tại nhà trong thai kì

– Liệu pháp này không áp dụng cho người đã ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người không điều khiển được hành vi của mình như già yếu, lú lẫn, người bệnh Parkinson…

– Không dùng cho những người đang bệnh nặng, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.

– Trong quá trình xông đề phòng bị bỏng.

– Xông giải cảm thường chỉ xông một lần, nếu bệnh không thuyên giảm thì phải đi khám bệnh.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm


top